Thứ Ba, 7 tháng 7, 2015

Nguồn gốc Lạp xưởng tươi

Lạp xưởng, còn gọi là lạp xường (bắt nguồn từ tiếng Quảng Đông, viết bằng chữ Hán là "臘腸". "臘腸" đọc theo âm Hán Việt tiêu chuẩn là "lạp trường") là một món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc. Lạp xưởng được làm từ thịt nạc và thịt mỡ lợn xay nhuyễn trộn với rượu, đường rồi nhồi vào ruột lợn khô để chín bằng cách lên men tự nhiên. Lạp xưởng phơi là "lạp xưởng khô", còn không phơi là "lạp xưởng tươi". Lạp xưởng màu hồng hoặc nâu sậm, vị ngọt. Có thể bảo quản lâu.


Lạp xưởng tươi Cai Lậy
Lạp xưởng tươi Cai Lậy
Ở Trung Quốc, lạp xưởng của Quảng Đông và Tứ Xuyên rất có tiếng. Ở Việt Nam có lạp xưởng Sóc Trăng, Cần Giuộc (Long An) và Cai Lậy.


Lạp xưởng tươi chiên nước
Lạp xưởng tươi chiên nước

Lạp xưởng còn là món ăn mà hầu hết người Việt nào cũng biết đến ngoài cách dùng như một món ăn thông thường sau khi được hấp, nướng hoặc chiên, lạp xưởng còn được dùng như một nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn khác. Đặc biệt trong dịp tết cổ truyền của người Việt. Lạp xưởng là một món ăn không thể thiếu không những vì có giá trị dinh dưỡng cao, mùi vị thơm ngon mà thời gian bảo quản tương đối dài và dễ chế biến.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét